NHỮNG THẮC MẮC CỦA MẸ BẦU VỀ DHA VÀ EPA

Tác giả: ThS.BS Nguyễn Thị Thanh Loan
Trưởng khoa Phụ Sản, Bệnh viện Đa khoa Gia Đình Đà Nẵng

DHA, EPA là các chất béo thường được khuyến khích bổ sung trong thời kỳ mang thai. Vậy, nhóm chất béo này có vai trò gì đối với mẹ bầu và thai nhi? Nếu mẹ bầu thiếu DHA, EPA thì thai nhi có bị ảnh hưởng không? Cùng tìm hiểu các vấn đề trên qua bài viết dưới đây của Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Loan – Trưởng khoa Phụ Sản, Bệnh viện Đa khoa Gia Đình Đà Nẵng nhé!

DHA và EPA là gì?

DHA (axit docosahexaenoic) và EPA (axit eicosapentaenoic) thuộc nhóm chất béo omega-3 thiết yếu, là axit béo không bão hòa đa chuỗi dài, rất quan trọng. Tuy nhiên, cơ thể người không tự tổng hợp được và phải cung cấp từ chế độ ăn hoặc bổ sung.1

DHA là chất béo cấu trúc chính trong não và võng mạc, chiếm khoảng 97% tổng lượng chất béo omega-3 trong não và 93% tổng lượng chất béo omega-3 trong võng mạc. DHA quan trọng đối với sự phát triển não bộ và võng mạc của thai nhi trong tam cá nguyệt thứ ba và cho đến 18 tháng sau sinh.2

Lợi ích của DHA và EPA đối với sức khỏe mẹ và bé như thế nào?

DHA và EPA được chứng minh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong đó, DHA hỗ trợ phát triển trí não, thị lực và hệ thần kinh trung ương. EPA hỗ trợ chức năng tim mạch, hệ miễn dịch và có tác dụng chống viêm. Do đó, 2 chất này đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai và cho con bú.1

Nghiên cứu chỉ ra rằng việc bổ sung DHA, EPA vào chế độ ăn của phụ nữ mang thai có tác động tích cực đến sự phát triển thị giác và nhận thức của trẻ, làm giảm nguy cơ dị ứng ở trẻ sơ sinh.3 Axit béo omega-3 cũng có tác dụng tích cực đối với thai kỳ, giúp ngăn ngừa chuyển dạ sớm và sinh non, giảm nguy cơ tiền sản giật, giảm nguy cơ trầm cảm ở người mẹ.1

DHA hỗ trợ trẻ phát triển trí não, thị lực, thần kinh trung ương

Nếu thiếu DHA và EPA thì ảnh hưởng đến thai kỳ ra sao ?

Chế độ ăn không cung cấp đủ DHA và EPA sẽ gây nguy cơ bệnh tật cho cả mẹ và con như:

  • Đối với thai nhi: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển hệ miễn dịch của trẻ, làm tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh hen suyễn và dị ứng, đồng thời làm hạn chế mức độ thông minh, khả năng học tập kém, chậm phát triển hơn so với những bé cùng trang lứa được bổ sung đầy đủ DHA và EPA.3 4
  • Đối với mẹ: nguy cơ sinh non, tiền sản giật, chứng trầm cảm sau sinh, các vấn đề bệnh loãng xương và các bệnh lý tim mạch khác.4 5 Nghiên cứu cho thấy bổ sung DHA/EPA giúp cải thiện tâm trạng của người mẹ ở giai đoạn cuối thai kỳ và giai đoạn đầu sau sinh.6

Bổ sung DHA và EPA từ nguồn nào?

DHA và EPA được tìm thấy trong nhiều loại cá nước lạnh như cá hồi, cá ngừ,…1 Vấn đề lo ngại chính là tình trạng nhiễm độc thủy ngân và các chất độc khác trong cá, có thể gây bất lợi cho sự phát triển của thai nhi. Do đó, các sản phẩm bổ sung dầu cá tinh khiết thường là nguồn cung cấp EPA và DHA an toàn hơn.

Tham khảo sản phẩm Obimin Plus chứa DHA và EPA chiết xuất từ dầu cá thiên nhiên giúp phát triển trí não và thị lực cho thai nhi, ngoài ra bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai và cho con bú như sắt, axit folic giúp phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi và phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt ở mẹ.

Nguồn tham khảo / Source

1. Omega-3 Fish Oil and Pregnancy
Ngày tham khảo: 06/09/2023

https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-health-wellness/omega-3-fish-oil-and-pregnancy/

2. Omega-3 Fatty Acid Supplementation During Pregnancy
Ngày tham khảo: 06/09/2023

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2621042/

3. Omega-3 Fatty Acids in Pregnancy—The Case for a Target Omega-3 Index
Ngày tham khảo: 06/09/2023

https://www.mdpi.com/2072-6643/12/4/898

4. Maternal Docosahexaenoic Acid Status during Pregnancy and Its Impact on Infant Neurodevelopment
Ngày tham khảo: 06/09/2023

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7759779/

5. Women and Omega-3 Fatty Acids
Ngày tham khảo: 06/09/2023

https://journals.lww.com/obgynsurvey/Abstract/2004/10000/Women_and_Omega_3_Fatty_Acids.14.aspx

6. The efficacy and safety of omega-3 fatty acids on depressive symptoms in perinatal women: a meta-analysis of randomized placebo-controlled trials
Ngày tham khảo: 06/09/2023

https://www.nature.com/articles/s41398-020-00886-3

Bài viết liên quan

zalo
messenger
phone