NHỮNG LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC CHO PHỤ NỮ MANG THAI

Tác giả: ThS.BS Trương Thị Hiền – Nguyên trưởng khoa Bệnh viện Sản – Nhi Bắc Ninh

Mang thai là một cột mốc quan trọng với người phụ nữ. Do đó, thai phụ và gia đình thường rất cẩn trọng và quan tâm đến vấn đề sức khỏe trong thời kỳ này, nhất là việc dùng thuốc. Vậy, những loại thuốc nào sẽ an toàn cho phụ nữ mang thai? Các mẹ bầu cần lưu ý điều gì khi dùng thuốc? Hãy cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết dưới đây của Thạc sĩ, Bác sĩ Trương Thị Hiền – Nguyên trưởng khoa Bệnh viện Sản – Nhi Bắc Ninh nhé!

Nguyên tắc cơ bản khi dùng thuốc ở phụ nữ mang thai

Hầu hết phụ nữ mang thai đều phải cân nhắc kỹ về việc dùng thuốc trước và trong thời kỳ mang thai vì phần lớn thuốc sẽ qua nhau thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Theo CDC – Mỹ, khoảng 90% phụ nữ có dùng thuốc trong thai kỳ và 70% dùng ít nhất 1 loại thuốc kê đơn.1

Tuy nhiên, không phải tất cả các thuốc đều an toàn, một số loại thuốc có thể gây dị tật bẩm sinh, sảy thai, sinh non, thậm chí tử vong ở trẻ sơ sinh. Ví dụ như: kháng sinh Sulfonamide có thể gây vàng da ở trẻ sơ sinh, thiếu máu tán huyết ở trẻ sơ sinh và tăng nguy cơ sảy thai; kháng sinh Aminoglycosid gây điếc, tổn thương thận, ảnh hưởng dây thần kinh sọ số 8 của thai nhi; Trimethoprim có thể gây dị tật ống thần kinh ở thai nhi; Ibuprofen có thể gây ra nhiều vấn đề như sảy thai, chậm chuyển dạ, thiểu ối, đóng sớm ống động mạch ở thai nhi,…1 2 3

Do đó, nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất là phụ nữ mang thai trước khi dùng bất kỳ thuốc nào, cần phải trao đổi và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ về lợi ích và nguy cơ khi dùng thuốc, đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính cần phải dùng thuốc hằng ngày.

Vậy, nên lựa chọn những loại thuốc nào và được coi là an toàn cho thai kỳ?

Các loại thuốc an toàn cho thai kỳ

Một số thuốc chứa hoạt chất sau đây được khuyên dùng cho phụ nữ mang thai:4 5

  • Giảm đau, hạ sốt: Paracetamol giảm đau từ nhẹ đến trung bình, như đau đầu, đau răng, đau cơ hoặc hạ sốt, dùng theo liều khuyến cáo.
  • Buồn nôn và ói mửa: các thuốc sau được xem là an toàn để chống nôn ói trong thai kỳ như vitamin B6, doxylamine succinate.
  • Ho, cảm cúm: dextromethorphan trong giảm ho khan hoặc guaifenesin, bromhexine trong trường hợp ho có đàm.
  • Dị ứng: một số thuốc chống dị ứng như loratadine, chlorpheniramine, certirizine,… theo liều khuyến cáo, ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Nếu tình trạng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn, thuốc dạng hít chứa beclomethasone và budesonide cũng được xem là an toàn.
  • Táo bón: có thể dùng thuốc nhuận tràng thẩm thấu như lactulose hoặc chất làm mềm phân như docusate và dùng theo liều khuyến nghị.
  • Tiêu chảy: trước tiên cần bù nước và điện giải, nếu cần dùng thuốc thì Loperamide có thể được lựa chọn trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Ợ nóng và trào ngược dạ dày thực quản: xảy ra khoảng 80% thai phụ, có thể dùng kháng acid hoặc ranitidine để giảm triệu chứng.
  • Bệnh mạn tính: phải luôn dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, ví dụ như bệnh tăng huyết áp, bác sĩ có thể kê thuốc Methyldopa, Labetalol; hoặc trong đái tháo đường thai kỳ thì insulin là lựa chọn ưu tiên.

Trên đây là một số ví dụ về hoạt chất có thể lựa chọn dùng trong thai kỳ để đảm bảo chăm sóc sức khỏe toàn diện cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ bầu nên nhớ là khi dùng bất kỳ thuốc gì cũng phải tham vấn với bác sĩ hay dược sĩ trước.


Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc cho phụ nữ mang thai

i

Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai

Ngoài ra, lời khuyên cho các mẹ bầu là nên bổ sung vi chất dinh dưỡng do chế độ ăn hằng ngày không cung cấp đủ nhu cầu gia tăng trong thời kỳ mang thai nên cần thêm viên đa sinh tố chứa các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là nên bổ sung acid folic (vitamin B9) trước khi mang thai 3 tháng, giúp phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi, cũng như bổ sung thêm các vi chất quan trọng khác như sắt, canxi, omega-3 cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và hỗ trợ sức khỏe của mẹ trong thai kỳ.6 7

Sản phẩm Obimin Plus cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất, đáp ứng nhu cầu khuyến nghị về sắt và acid folic theo khuyến nghị cho phụ nữ mang thai, đồng thời chứa thêm DHA và EPA giúp phát triển trí não và thị lực ở thai nhi, vừa có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu.

Nguồn tham khảo / Source

1. Facts about Medicine and Pregnancy
Ngày tham khảo: 17/07/2023

https://www.cdc.gov/pregnancy/meds/treatingfortwo/facts.html

2. Prescribing medicines in pregnancy database
Ngày tham khảo: 17/07/2023

https://www.tga.gov.au/products/medicines/find-information-about-medicine/prescribing-medicines-pregnancy-database

3. Cranial neural tube defect after trimethoprim exposure
Ngày tham khảo: 17/07/2023

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6048906/

4. MEDICINES IN PREGNANCY
Ngày tham khảo: 17/07/2023

https://www.thewomens.org.au/images/uploads/fact-sheets/Medicines-in-pregnancy-171018.pdf

5. Sử dụng thuốc an toàn cho phụ nữ mang thai
Ngày tham khảo: 17/07/2023

https://viendinhduong.vn/vi/tin-tuc—su-kien-noi-bat/su-dung-thuoc-an-toan-cho-phu-nu-mang-thai.html

6. Folic Acid Supplementation and Pregnancy: More Than Just Neural Tube Defect Prevention
Ngày tham khảo: 17/07/2023

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3218540/

7. Macronutrient and Micronutrient Intake during Pregnancy: An Overview of Recent Evidence
Ngày tham khảo: 17/07/2023

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6413112/

Bài viết liên quan

zalo
messenger
phone