TẠI SAO MẸ BẦU LẠI ỐM NGHÉN – BÍ KÍP VƯỢT QUA

Tác giả: BS.CKI Đỗ Thị Phương Thảo
Trưởng phòng khám Sản phụ khoa Đỗ Thị Phương Thảo

Ốm nghén là tình trạng mà hầu như phụ nữ mang thai nào cũng đều trải qua. Vậy, tại sao các mẹ bầu lại ốm nghén? Và phụ nữ mang thai có thể thực hiện các biện pháp nào để vượt qua thời kỳ này? Cùng tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết của Bác sĩ Chuyên khoa I Đỗ Thị Phương Thảo nhé!

Ốm nghén là gì?

Ốm nghén là thuật ngữ chỉ tình trạng buồn nôn và nôn, xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ, ảnh hưởng đến khoảng 70% – 80% phụ nữ mang thai.1 2

Đối với nhiều người, các triệu chứng ốm nghén là một trong những dấu hiệu đầu tiên của thai kỳ. Trong hầu hết các trường hợp, ốm nghén không gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Thực tế, một số nghiên cứu cho rằng ốm nghén nhẹ có thể là dấu hiệu của một thai kỳ khỏe mạnh và có liên quan đến tỷ lệ sảy thai thấp hơn.

Nếu buồn nôn và nôn liên tục nghiêm trọng, gọi là chứng nghén nặng, gặp khoảng 0.3% – 3% trường hợp mang thai, có thể dẫn đến tình trạng mẹ bầu bị mất nước, nhiễm kiềm, hạ kali máu, rối loạn điện giải, sụt cân, những trường hợp này cần phải được điều trị y tế ngay lập tức.1

Nguyên nhân mẹ bầu bị ốm nghén

Nguyên nhân chính xác của chứng ốm nghén vẫn chưa được biết rõ, tuy nhiên, những thay đổi nội tiết tố có thể đóng vai trò quan trọng gây ra những khó chịu này:2

1. Nồng độ Progesterone

Khi mang thai, nồng độ hormone progesterone tăng lên, gây giãn các cơ của tử cung, hoặc tử cung để ngăn ngừa sinh con sớm. Tuy nhiên, nó cũng có thể làm giãn dạ dày và ruột, dẫn đến dư thừa acid dạ dày và gây trào ngược acid dạ dày thực quản.

2. Nồng độ hCG

Hormone hCG do phôi sản xuất ngay sau khi thụ thai cũng tăng lên và có thể gây nôn. Mức hCG cao nhất vào khoảng tuần 9–12 của thai kỳ, buồn nôn và nôn cũng có thể xảy ra nghiêm trọng vào thời điểm này.

3. Thay đổi khứu giác

Khi mang thai, người mẹ nhạy cảm hơn với mùi vị, các tác nhân gây buồn nôn kích thích quá mức dễ dẫn đến tình trạng buồn nôn và nôn.

Một số mẹ bầu có khả năng cao bị ốm nghén như:3

  • Mang mang thai lần đầu hoặc song thai, đa thai.
  • Mệt mỏi căng thẳng quá mức.
  • Bị nghén nặng ở thai kỳ trước.
  • Tiền sử bị đau nửa đầu.

Mẹ bầu thường bị ốm nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ

Các bí kíp vượt qua ốm nghén

Cơn ốm nghén có thể được kiểm soát bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống hay dùng thuốc thích hợp (theo chỉ định bác sĩ) để mẹ bầu cảm thấy thoải mái, không ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc của họ như:

  • Chia nhỏ bữa ăn hằng ngày, không nên ăn quá no.
  • Ăn thực phẩm hoặc đồ uống có chứa gừng, bằng chứng cho thấy gừng có thể giảm buồn nôn và nôn.
  • Tránh các thức ăn có mùi hay đồ ăn cay, nhiều chất béo.
  • Uống đủ nước: 2 – 3 lít/ngày.
  • Nghỉ ngơi nhiều, ngủ đủ giấc.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo lắng.
  • Tập luyện hợp lý, nhẹ nhàng.
  • Uống vitamin tổng hợp chứa đầy đủ vitamin và khoáng chất, nhất là vitamin B6 giúp giảm tình trạng nghén.

Obimin Plus là một trong những lựa chọn phù hợp, trong thành phần có chứa vitamin nhóm B giúp cải thiện tình trạng ốm nghén của mẹ bầu. Ngoài ra, sản phẩm có acid folic giúp phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi và chứa 30 mg sắt nguyên tố kèm vitamin C tăng cường hấp thu sắt, giúp phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ; Obimin Plus còn cung cấp DHA/EPA giúp phát triển trí não và thị lực cho thai nhi.

Nguồn tham khảo / Source

1. Hyperemesis Gravidarum: A Review of Recent Literature
Ngày tham khảo: 03/07/2023

https://karger.com/pha/article/100/3-4/161/267137/Hyperemesis-Gravidarum-A-Review-of-Recent

2. Nausea and vomiting of pregnancy – What’s new?
Ngày tham khảo: 03/07/2023

https://www.autonomicneuroscience.com/article/S1566-0702(16)30048-0/fulltext

3. Vomiting and morning sickness
Ngày tham khảo: 03/07/2023

https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/vomiting-and-morning-sickness/

Bài viết liên quan

zalo
messenger
phone